Ủng hộ đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập

Mạnh Cường |

Ngày càng ý thức được vai trò của bảo hiểm xã hội trong cuộc sống, nhiều lao động mong muốn đóng mức càng cao càng tốt. Vì thế, khi có đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập, họ đã rất hào hứng, ủng hộ.
Khi có đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập, người lao động đã rất hào hứng, ủng hộ. Ảnh: Minh Hương.
Khi có đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập, người lao động đã rất hào hứng, ủng hộ. Ảnh: Minh Hương.

Mới đây, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên Công đoàn, người lao động Thủ đô; lấy ý kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo đó, một số chủ tịch công đoàn cơ sở trên địa bàn đã đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập.

Chị Nguyễn Thị Mơ (36 tuổi, Nam Định) tự hào khi tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được công ty đóng 5,86 triệu đồng, gần bằng 70% thu nhập được hưởng thực tế, mức này cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong khu vực.

Theo chị Mơ, có đi làm mới biết giá trị của bảo hiểm xã hội cần thiết như nào. Đóng càng cao hưởng càng nhiều kể cả hiện tại hay sau này. Vì vậy, chị luôn mong muốn công ty đóng mức cao hơn, bản thân cũng sẵn sàng trích thêm thu nhập hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội.

“Vừa rồi, tôi nghỉ ốm 6 ngày, được 1,1 triệu đồng tiền ốm đau. Cùng thời điểm này 2 năm trước, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 4,5 triệu đồng, tôi chỉ được hưởng hơn 800.000 đồng. Với số tiền gần 200.000 đồng mỗi ngày nghỉ ốm cũng giúp sinh hoạt cả gia đình được đảm bảo hơn rất nhiều” - chị Mơ nói.

Chia sẻ thêm, nữ công nhân cho biết, trong công ty có một đồng nghiệp bằng tuổi mới hưởng 38 triệu đồng tiền thai sản. Ngẫm lại thời điểm 12 năm trước sinh người con út, chị Mơ càng thấy tiếc nuối. Vì lúc đó, chị được hưởng có 12 triệu đồng tiền thai sản với mức đóng bảo hiểm chỉ 1,5 triệu đồng/tháng.

Dự định sau này, chị Mơ khẳng định sẽ cố gắng làm ít nhất trên 20 năm để hưởng lương hưu cao. Hiện tại, chị đã đóng bảo hiểm xã hội được 9 năm, trong 11 năm tới, nữ công nhân ước tính có thể tăng lên 10 triệu đồng/tháng.

Nhẩm tính nhanh, với 20 năm làm việc, khi về hưu chị Mơ có thể đạt mức lương hưu gần 4,3 triệu đồng/tháng. Nếu làm đến 57 tuổi tức 30 năm, chị Mơ có thể đạt mức lương hưu gần 6 triệu đồng/tháng. Theo nữ công nhân, mức lương hưu này giúp chị và chồng sống tốt ở khu vực nông thôn khi về già.

Suốt 5 tháng trời làm giờ hành chính do công ty ít đơn hàng, chị Phạm Thị Liên (37 tuổi), công nhân tại Đồng Nai mới thấm được giá trị của mức lương đóng bảo hiểm. Hiện tại, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của chị gần 5 triệu đồng.

“Giá như mức đóng bảo hiểm của tôi tăng lên 6 triệu đồng thì đỡ được bao nhiêu” - chị Liên chia sẻ.

Theo chị Liên, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của công nhân nơi chị đang làm việc phụ thuộc khá lớn vào thâm niên. Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm nhưng do chuyển công ty thường xuyên nên lương đóng bảo hiểm của chị mỗi khi làm ở nơi mới lại bắt đầu từ mức thấp nhất.

“Nơi làm việc hiện tại, lương đóng bảo hiểm của tôi chưa đến 5 triệu đồng trong khi thu nhập trung bình gần 10 triệu đồng/tháng. Một người chị đồng nghiệp đã làm ở đây 8 năm, được công ty đóng 6,7 triệu đồng/tháng” chị Liên cho hay.

Với mức lương đóng bảo hiểm thấp, tổng thu nhập 5 tháng chỉ làm giờ hành chính của nữ công nhân khoảng 5,5 triệu đồng. Thu nhập này khiến chị và chồng vô cùng khó khăn khi vừa phải trả tiền phòng trọ, điện nước vừa phải lo sinh hoạt và chi phí học tập cho 2 người con ở quê.

Chị Liên cho biết, rất khó để xác định 70% thu nhập của người lao động làm khoán vì thu nhập tăng giảm thất thường, không cố định. Bản thân chị mong được đóng bảo hiểm mức trung bình 6 triệu đồng/tháng, nếu cao hơn thì càng tốt. Do vậy, nữ công nhân chấp nhận đóng cao những lúc lương thấp để đổi lấy lợi ích lâu dài về sau.

Bên cạnh đó, chị Liên chia sẻ đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập cũng rất thiết thực với những người thường xuyên đổi công ty như bản thân. Vì sang công ty mới, họ sẽ không phải đóng lại mức thấp nhất, mỗi khi hưởng các chế độ bảo hiểm sẽ có lợi hơn.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Vedan Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng Nutraingredients – Asia Awards 2023

Ngân Giang |

Ngày 26.9 vừa qua, sản phẩm tinh bột biến tính “Fiber RT-90” của Vedan Việt Nam đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục đề cử Weight Management (Hạng mục sản phẩm kiểm soát cân nặng) của giải thưởng NutraIngredients – Asia Awards 2023.

Toàn ngành Điện chi trên 20 tỉ đồng thưởng con đoàn viên học giỏi

Hà Anh |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm động viên, khích lệ lao động nữ hoàn thành nhiệm vụ, vận động chị em học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Khoản bổ sung kế hoạch có phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hàng tháng người lao động được hưởng “khoản bổ sung kế hoạch”, một số đơn vị sử dụng lao động không đưa vào tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có phản hồi về việc này.

Vedan Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng Nutraingredients – Asia Awards 2023

Ngân Giang |

Ngày 26.9 vừa qua, sản phẩm tinh bột biến tính “Fiber RT-90” của Vedan Việt Nam đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục đề cử Weight Management (Hạng mục sản phẩm kiểm soát cân nặng) của giải thưởng NutraIngredients – Asia Awards 2023.

Toàn ngành Điện chi trên 20 tỉ đồng thưởng con đoàn viên học giỏi

Hà Anh |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm động viên, khích lệ lao động nữ hoàn thành nhiệm vụ, vận động chị em học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Khoản bổ sung kế hoạch có phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

LƯƠNG HẠNH |

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hàng tháng người lao động được hưởng “khoản bổ sung kế hoạch”, một số đơn vị sử dụng lao động không đưa vào tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có phản hồi về việc này.