Quy chế BXH “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2016

Ban Tổ Chức |

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức thực hiện.

Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức thực hiện. Bảng xếp hạng là sự kiện thường niên, bình chọn, xếp hạng các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, quan tâm chăm lo đời sống người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và lợi ích xã hội nhằm tiến tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập và phát triển.

I- Đối tượng tham gia

Tất cả các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên

II - Tiêu chuẩn xét chọn:  

1. Tiêu chí chung:

- Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;

- Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động: chế độ, chính sách đảm bảo theo quy định của pháp luật, phúc lợi tốt hơn quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt pháp luật về lao động; có nhiều chế độ cho người lao động tốt hơn quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường. Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển; Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;

- Tự nguyện gửi hồ sơ đăng ký tham dự chương trình (theo mẫu của Ban Tổ chức)

2. Bộ tiêu chí cụ thể:

Bảng xếp hạng“Doanh nghiệp vì Người lao động” được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí khắt khe do các chuyên gia về lao động xây dựng.

- Điều kiện “cần” để các doanh nghiệp được xem xét, chấm điểm: (1) Doanh thu/ lợi nhuận của DN tăng; (2) Thu nhập người lao động tăng; (3) không nợ /chậm lương; (4) không nợ thuế, (5) không nợ BHXH, (6) Có tổ chức CĐ, (7) Không có đình công.

- Điều kiện “đủ” - gồm 9 chỉ tiêu lớn, chia thành 48 tiêu chí nhỏ, chú trọng đặc biệt đến tình hình thực hiện các nội dung về lao động của doanh nghiệp gồm: Lương, thưởng, phúc lợi; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chế độ bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động; đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; đào tạo, phát triển năng lực người lao động… Bộ tiêu chí dành điểm đặc biệt đối với các doanh nghiệp thực hiện ưu đãi cho người lao động hơn quy định của pháp luật.

Tải bộ tiêu chí tại đây

III. Quy trình xét chọn:

1. Sơ loại:

Xem xét các yếu tố cơ bản của Doanh nghiệp, xem xét trên các tiêu chí cơ bản dưới đây:

- Doanh thu của DN tăng (+) trong 2.5 năm liền kề

- Lợi nhuận hàng năm tăng

- Thu nhập NLĐ tăng

- Không nợ lương/ chậm lương

- Không nợ BHXH

- Không nợ thuế, hoàn thành đẩy đủ nghĩa vụ với Nhà nước

- Có tổ chức Công đoàn

- Không có đình công Các doanh nghiệp không đáp ứng 1 trong các tiêu chí nêu trên sẽ bị loại.

2. Chấm điểm xem xét các yếu tố chi tiết của doanh nghiệp:

Chia làm 4 nhóm chấm điểm, tổ chức chấm chéo toàn bộ các hồ sơ lọt vào vòng 2.

Mỗi nhóm gồm 2 người ở 2 tổ chức khác nhau.

Mỗi hồ sơ đều đảm bảo có 2 nhóm chấm độc lập

Thư ký BXH tổng hợp lại kết quả cuối cùng; Ban Cố vấn xem và cho ý kiến thẩm tra (nếu cần) Chọn các doanh nghiệp có số điểm cao nhất vào vòng 3.

3. Hiệp y các DN lọt vào vòng 3: được gửi lấy ý kiến của CQ quản lý NN liên quan, Công đoàn và các phương tiện truyền thông.

Mỗi doanh nghiệp đều được các đơn vị cho ý kiến độc lập:

- Hệ thống Thanh tra các Sở LĐTBXH địa phương

- Hệ thống LĐLĐ địa phương và CĐ ngành

Các doanh nghiệp không đạt được hiệp y của địa phương sẽ bị loại. Các DN cũng được công khai lấy ý kiến trong nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng. Các Doanh nghiệp có ý kiến trái chiều sẽ được Hội đồng xem xét cụ thể trước khi quyết định.

4. Xét hạng Hội đồng quyết định

- Lựa chọn các doanh nghiệp vào Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động” Chọn các DN xuất sắc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động VN, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tặng Bằng khen.

IV - Quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia

- Các doanh nghiệp được xếp hạng hàng năm sẽ được nhận Kỷ niệm chương của chương trình và Chứng nhận xếp hạng của Ban Tổ chức.

- 30 doanh nghiệp xuất sắc trong Bảng xếp hạng ở từng lĩnh vực sẽ được tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Lễ vinh danh “Doanh nghiệp vì Người lao động” tổ chức vào tháng 10 hàng năm tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; truyền hình trực tiếp Đài truyền hình Việt Nam. Các doanh nghiệp được xếp hạng được mời lên sân khấu nhận Bằng khen hoặc kỷ niệm chương của chương trình.

- Các doanh nghiệp được xếp hạng nhiều năm liên tục có cơ hội được trao tặng Giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động”. Giải thưởng chính thức được Thủ tướng Chính phủ công nhận, cho phép triển khai từ năm 2016.

Các doanh nghiệp được xếp hạng hàng năm sẽ được mời tham gia Câu lạc bộ “Doanh nghiệp vì Người lao động” với các quyền lợi truyền thông, tuyển dụng, trao đổi kinh nghiệm… trong suốt 1 năm kể từ khi được vinh danh.

- Các doanh nghiệp được xếp hạng được Ban Tổ chức quảng bá, truyền thông trên Báo Lao Động (bản in/ bản điện tử), mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các doanh nghiệp đăng ký tham dự chương trình không phải nộp bất cứ một khoản phí/ lệ phí nào cho Ban Tổ chức.

- Các doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác hồ sơ của mình.

- Các doanh nghiệp phải cam đoan đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, BHXH, các nghĩa vụ với người lao động và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với địa phương.

- Các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp tối đa với Ban Tổ chức chương trình trong việc tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật lao động ở doanh nghiệp (nếu có).

V – Thủ tục và hồ sơ tham gia:

1.Thời gian:  Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động” được thực hiện hàng năm.

- Doanh nghiệp gửi hồ sơ tham dự chương trình trước ngày 15.9 hàng năm về Ban Tổ chức chương trình (qua email và bưu điện).

- Các vòng lựa chọn hồ sơ và chấm điểm: 15 – 25.9

- Khảo sát, lấy ý kiến các LĐLĐ tỉnh, thành phố/ CĐ ngành trung ương; các Sở Lao động – Thương binh và xã hội địa phương và các phương tiện truyền thông: 25.9 – 5.10.

- Hội đồng xét hạng họp quyết định danh sách Doanh nghiệp được vinh danh: Đầu tháng 10

- Họp báo công bố Giải thưởng “Doanh nghiệp vì Người lao động” và Lễ vinh danh: Cuối tháng 10.

2. Cách thức đăng ký tham gia:

2.1. Doanh nghiệp hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký tham gia của doanh nghiệp (theo mẫu)

- Bảng điểm tự đánh giá (theo Bộ Tiêu chí do Ban Tổ chức chương trình ban hành)

- Các hồ sơ chứng minh phần điểm tự đánh giá

- Công văn giới thiệu của LĐLĐ tỉnh/ thành phố hoặc Công đoàn ngành Trung ương (nếu có)

2.2. Doanh nghiệp gửi hồ sơ nói trên về Ban Tổ chức chương trình:

- Gửi bản mềm qua email (file *.PDF) muộn nhất trong ngày 15.9 về địa chỉ bxhdoanhnghiep@gmail.com, sau đó gửi bản cứng về Ban Tổ chức chương trình theo địa chỉ cuối Quy chế này.

-Thư ký của chương trình sẽ trả lời vào địa chỉ email của doanh nghiệp muộn nhất sau 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ.

2.3. Thông báo được chọn:

- Khi được lựa chọn xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động”, Doanh nghiệp sẽ nhận được Thông báo chính thức bằng văn bản của Ban Tổ chức chương trình, và nhận được Giấy mời tham dự các sự kiện của Chương trình như Họp báo, Tọa đàm, Giao lưu, Lễ Vinh danh…

VI – Tổ chức thực hiện

6.1. Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng xếp hạng, Tổ giúp việc Hội đồng

a, Đơn vị chỉ đạo

- Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

-  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

b, Hội đồng xét duyệt:

-  Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN – Chủ tịch Hội đồng

- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

-  Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững - VCCI

- Trưởng Ban Chính sách KTXH – Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn

-  Tổng Biên tập Báo Lao Động

c, Tổ Giúp việc Hội đồng gồm các nhà quản lý, chuyên gia, chuyên viên chính, chuyên viên tới từ:

- Ban Chính sách KTXH – TĐKT Tổng Liên đoàn

- Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn

- Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – VCCI

- Báo Lao Động

6.2. Các trường hợp đặc biệt:

Ban tổ chức không tiếp nhận hồ sơ gửi muộn hơn quy định. Hồ sơ đã cung cấp cho Ban Tổ chức sẽ không được hoàn lại.

- Ban tổ chức sẽ thu hồi bằng khen/ phần thưởng/ kỷ niệm chương đối với trường hợp phát hiện không trung thực hoặc vi phạm bản quyền.

-  Các trường hợp có đơn kiến nghị/ khiếu nại gửi tới Ban Tổ chức trước Lễ vinh danh, doanh nghiệp có thể được bảo lưu kết quả bình chọn cho tới khi giải quyết xong đơn kiến nghị/ khiếu nại.

6.3. Thông tin về  Bảng xếp hạng: 

- Doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin về chương trình, tải Quy chế chương trình, mẫu Đơn đăng ký tham dự, Bộ tiêu chí và tra cứu toàn bộ các thông tin liên quan tới chương trình tại trang web : https://bxh.laodong.vn/

Hoặc liên hệ Ban Tổ chức: 

CHƯƠNG TRÌNH “DOANH NGHIỆP VÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG”

BÁO LAO ĐỘNG

Số 15 ngõ 167 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04 35330305 - Fax: 04 35370139

Email: bxhdoanhnghiep@gmail.com

Website :  bxh.laodong.com.vn

Ms Lê Quỳnh Trang – Giám đốc Dự án: 098 220 6811

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH  

Mai Đức Chính

 

 

Ban Tổ Chức
TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Phúc: Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên công đoàn giỏi năm 2022

Nguyễn Vân |

Vĩnh Phúc - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền viên công đoàn giỏi năm 2022. 

Quy chế Chương trình BXH “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2022

BTC |

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức thực hiện. 

Khởi động Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” 2022

BTC |

Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức nhằm vinh danh các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, chăm lo tốt đời sống của người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và lợi ích xã hội. 

Vĩnh Phúc: Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên công đoàn giỏi năm 2022

Nguyễn Vân |

Vĩnh Phúc - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền viên công đoàn giỏi năm 2022. 

Quy chế Chương trình BXH “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2022

BTC |

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Báo Lao Động tổ chức thực hiện. 

Khởi động Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” 2022

BTC |

Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức nhằm vinh danh các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, chăm lo tốt đời sống của người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và lợi ích xã hội.