Tìm hướng đi cho lao động lớn tuổi mất việc

Quế Chi |

Với nhiều công nhân, nhất là nữ, mất việc khi đã ngoài 30 tuổi, đã lập gia đình, họ rất khó kiếm được công việc mới phù hợp với điều kiện của bản thân để mưu sinh.

Một nữ công nhân mất việc, làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quế Chi
Một nữ công nhân mất việc, làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quế Chi

Làm nhiều năm nhưng vẫn “hổng” kỹ năng nghề

Chị Nguyễn Thị Thanh (33 tuổi) vừa bị mất việc sau 14 năm làm việc tại một công ty nằm trong khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Chị cho biết, trước dịch COVID-19, tình hình sản xuất của công ty rất tốt, đơn hàng nhiều nên thu nhập của công nhân rất ổn định. Tuy chỉ làm giờ hành chính, nhưng thu nhập của chị Thanh quãng thời gian trước dịch được khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, tình hình sản xuất của công ty càng ngày càng đi xuống. Công ty ít việc, thu nhập của chị Thanh “tóp” lại, chỉ còn khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đến giữa tháng 7.2023, như nhiều nữ công nhân khác, chị chủ động xin nghỉ việc.

“Nếu công ty khó khăn chỉ một thời gian, tôi sẽ tiếp tục gắn bó, dù thu nhập còm cõi. Nhưng vấn đề là không biết khi nào việc làm của công nhân sẽ hồi phục bình thường như trước kia, hay tiếp tục bấp bênh như hiện tại.

Vì vậy, khi công ty thông báo, tôi chủ động xin nghỉ việc. Chọn phương án này, tôi được hỗ trợ 50 triệu đồng, căn cứ vào số năm làm việc” - chị Thanh kể.

Từ khi mất việc đến nay, chị Thanh “gõ cửa” một số doanh nghiệp tìm việc, nhưng chưa thể tìm được nơi phù hợp. Đã lâu không đi xin việc, chị Thanh hầu như không biết thông tin về nhu cầu cụ thể của thị trường lao động. Ngoài ra, chị tự thấy không có kỹ năng nghề nghiệp nổi trội sau nhiều năm làm việc. Dù có thâm niên, nhưng công việc của chị chỉ là những động tác đơn giản, lặp đi lặp lại.

“Tôi muốn làm công việc trong giờ hành chính để có thời gian chăm con nhỏ, nhưng những nơi tôi hỏi đều làm ca kíp, hoặc có tăng ca” - chị Thanh cho biết.

Hiện nay, cả gia đình chị Thanh thuê trọ tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, sống nhờ vào thu nhập của chồng.

Hướng đi nào cho lao động lớn tuổi mất việc?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động vào ngày 4.8, bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, tại Việt Nam, những ngành thâm dụng lao động đều là lao động giản đơn. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, đơn hàng giảm, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, những người mất việc đầu tiên là lao động lớn tuổi.

“Khi mất việc, rất khó để những lao động lớn tuổi xin được việc mới, bởi họ chỉ có tay nghề giản đơn, trong khi nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi sang “công nghệ xanh”. Điều này đòi hỏi người lao động phải thay đổi kỹ năng tay nghề, nhưng đối với những người lao động lớn tuổi thì việc học tập kỹ năng mới không phải dễ” - bà Lan bình luận.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nói thêm, do kiến thức nền không có, nên việc đào tạo những lao động này tốn rất nhiều thời gian, công sức. Không chỉ vậy, cuộc sống khó khăn sau khi mất việc cũng là yếu tố cản trở người lao động nghĩ tới việc dành ra chi phí cho đào tạo lại.

“Người lao động trong doanh nghiệp có thể được đào tạo để tiếp tục duy trì việc làm, chuyển đổi việc làm. Nhưng những người mất việc rồi để có cơ hội đào tạo là khó” - bà Lan nói.

Bà Lan cho rằng, đối với những lao động mất việc, về quê, việc đào tạo lại để tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp là rất khó.

Bà Lan gợi ý, những trường hợp như này cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng trong ngành nông nghiệp để phát triển sinh kế gia đình, ổn định cuộc sống.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

19 đội bóng đá nữ thi đấu tại ĐH Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I

Hà Anh |

Ngày 2.8.2023, trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I, môn bóng đá nữ đã chính thức bước vào vòng đấu bảng.

Công nhân hào hứng tham gia đối thoại định kỳ

Mạnh Cường - Minh Hương |

Mỗi khi đến thời điểm đối thoại định kỳ, công nhân đều vô cùng hào hứng tham gia góp ý để các đại diện trong ban chấp hành công đoàn nêu ra trước lãnh đạo. Sau mỗi kỳ đối thoại như thế, phần lớn nguyện vọng của công nhân đều được thực hiện.

Kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên bị suy giảm khả năng lao động

Kiều Vũ |

38 đoàn viên, người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động trong ngành Xây dựng Hà Nội đã được đi nghỉ. Kỳ nghỉ dưỡng sức này do Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Nhà nghỉ Công đoàn Hà Nội thực hiện.

19 đội bóng đá nữ thi đấu tại ĐH Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I

Hà Anh |

Ngày 2.8.2023, trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I, môn bóng đá nữ đã chính thức bước vào vòng đấu bảng.

Công nhân hào hứng tham gia đối thoại định kỳ

Mạnh Cường - Minh Hương |

Mỗi khi đến thời điểm đối thoại định kỳ, công nhân đều vô cùng hào hứng tham gia góp ý để các đại diện trong ban chấp hành công đoàn nêu ra trước lãnh đạo. Sau mỗi kỳ đối thoại như thế, phần lớn nguyện vọng của công nhân đều được thực hiện.

Kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên bị suy giảm khả năng lao động

Kiều Vũ |

38 đoàn viên, người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động trong ngành Xây dựng Hà Nội đã được đi nghỉ. Kỳ nghỉ dưỡng sức này do Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Nhà nghỉ Công đoàn Hà Nội thực hiện.