Công nhân với muôn kiểu tiết kiệm

Vân Hi |

Vật giá leo thang, giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm hiện nay đều tăng nhưng mức lương vẫn bèo bọt, để có tiền trang trải cuộc sống công nhân phải cắt xén chi tiêu, tiết kiệm mọi mặt từ ăn uống đến sử dụng điện, nước.

Vật giá leo thang, giá cả các mặt hàng đều tăng khiến công nhân phải đắn đo mỗi khi mua sắm. Ảnh: Bích Ngọc
Vật giá leo thang, giá cả các mặt hàng đều tăng khiến công nhân phải đắn đo mỗi khi mua sắm. Ảnh: Bích Ngọc

Giá cả hàng hóa tăng, lương không tăng

Khoảng 3 năm nay, mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng đã giúp nữ công nhân Nguyễn Thị Đến (Công ty TNHH Lạc Tỷ II Hậu Giang) vừa đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, số tiền này hiện nay chẳng đủ vì giá cả hàng hóa đều tăng.

Theo nữ công nhân này, nếu mỗi ngày chị đi chợ mất khoảng 120.000 đồng để nấu ăn cả ngày cho 3 người thì nay số tiền đi chợ mất hơn 170.000 đồng mới đủ vì giá cả các mặt hàng đều tăng.

Chị Đến cho biết: "Bây giờ đi chợ, từ thịt đến cá, rau cải đều tăng lên từ vài nghìn đến vài chục nghìn. Nếu 120.000 đồng lúc trước tôi đủ để nấu bữa cơm cho 3 người có thịt, rau, trứng và bánh kẹo cho con thì nay chỉ đủ mua thịt, rau dùng cho 2 bữa cơm".

Giá cả hàng hóa tăng, lương thì không, nữ công nhân lại càng chật vật chi tiêu hơn. "Tiền mỗi tháng cũng chỉ được khoảng 7 triệu đồng, nếu tăng ca thì được thêm vài trăm nghìn, nhưng không phải tháng nào cũng tăng ca trong khi đó hàng hóa thì cứ mỗi ngày mỗi tăng. Bây giờ mua sắm gì cho gia đình tôi đều phải đắn đo rất kĩ, nếu vung tay quá trán thì sẽ có bữa đói, bữa no" - chị Đến cho biết.

Tương tự, chị Phạm Thị Thu Thủy - công nhân chế biến thủy sản ở Hậu Giang cảm thấy “run tay” khi tháng vừa rồi gia đình đã chi tiêu hơn 4 triệu đồng.

"Trung bình mỗi tháng gia đình tôi chi tiêu khoảng 3 triệu đồng gồm tiền ăn uống, tiền điện nước. Bây giờ cái gì cũng tăng, từ ăn uống, xăng xe,… mỗi thứ tăng lên 1 chút đến khi cộng dồn vào cuối tháng khiến tôi giật mình vì vung tay quá trán" - chị Thủy nói.

Theo nữ công nhân này, với mức thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng khoảng 15 triệu đồng vừa lo sinh hoạt hằng tháng, tiền học phí, sách vở cho con năm học mới đã chật vật, bây giờ giá cả hàng hóa cũng tăng lên khiến cuộc sống gia đình càng chật vật hơn.

Muôn kiểu tiết kiệm

Trước cơn bão giá hiện nay, để có thể trang trải cuộc sống gia đình, nhiều công nhân ngoài làm thêm nghề tay trái thì còn siết chặt chi tiêu, tiết kiệm đến mức tối đa.

Trước đó, để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình chị Đến tranh thủ thời gian cuối tuần để nhận giặm lúa thuê. Ảnh: Bích Ngọc
Trước đó, để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình chị Đến tranh thủ thời gian cuối tuần để nhận giặm lúa thuê. Ảnh: Bích Ngọc

Chị Đến cho biết: "Cho dù giá cả tăng, tôi vẫn đi chợ với 120.000 đồng như lúc trước, nhưng vợ chồng tôi ăn ít một chút để nhường phần cho con, chứ nếu chi tiền để ăn đủ 3 bữa như trước đó thì cuối tháng chỉ có ăn cháo trắng. Giờ đi chợ tôi cũng chọn các xe bán hàng lưu động mà mua để có giá rẻ hơn chứ không vào trung tâm chợ nữa".

Không chỉ có chị Đến, nữ công nhân Thu Thủy cũng siết chặt chi tiêu đến mức tối đa, quyết không sử dụng quạt máy để tiết kiệm điện mỗi tháng mà có tiền lo học phí, quần áo, sách vở cho con vào năm học mới.

"Nhiều hôm nóng bức không ngủ được nhưng để tiết kiệm tiền thì tôi cố gắng chịu chứ không bật quạt, giờ đi đâu gần thì tôi đi bộ chứ không lấy xe máy đi, đỡ đồng nào hay đồng đó" - chị Thủy cho biết.

Theo chị Thủy, thời buổi khó khăn như hiện nay là tình hình chung, giá cả từ xăng xe, mớ rau, gói mì, quả trứng cũng tăng lên từng này trong khi mức lương hàng tháng vẫn bèo bọt. Để trang trải cuộc sống nhiều người phải làm thêm nhiều nghề, bên cạnh đó phải cắt xén chi tiêu đến mức tối đa nếu không muốn nói là tằn tiện, "thắt lưng buộc bụng".

Vân Hi
TIN LIÊN QUAN

19 đội bóng đá nữ thi đấu tại ĐH Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I

Hà Anh |

Ngày 2.8.2023, trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I, môn bóng đá nữ đã chính thức bước vào vòng đấu bảng.

Công nhân hào hứng tham gia đối thoại định kỳ

Mạnh Cường - Minh Hương |

Mỗi khi đến thời điểm đối thoại định kỳ, công nhân đều vô cùng hào hứng tham gia góp ý để các đại diện trong ban chấp hành công đoàn nêu ra trước lãnh đạo. Sau mỗi kỳ đối thoại như thế, phần lớn nguyện vọng của công nhân đều được thực hiện.

Kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên bị suy giảm khả năng lao động

Kiều Vũ |

38 đoàn viên, người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động trong ngành Xây dựng Hà Nội đã được đi nghỉ. Kỳ nghỉ dưỡng sức này do Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Nhà nghỉ Công đoàn Hà Nội thực hiện.

Công ty tổ chức khám sức khỏe đầu vào giúp công nhân tiết kiệm chi phí

Mạnh Cường |

Để sàng lọc người lao động, đồng thời tiết kiệm chi phí cho công nhân khi nộp hồ sơ vào làm việc, nhiều công ty đã thực hiện khám sức khỏe đầu vào mỗi năm ít nhất hai lần.

19 đội bóng đá nữ thi đấu tại ĐH Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I

Hà Anh |

Ngày 2.8.2023, trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao ngành Ngân hàng lần thứ I, môn bóng đá nữ đã chính thức bước vào vòng đấu bảng.

Công nhân hào hứng tham gia đối thoại định kỳ

Mạnh Cường - Minh Hương |

Mỗi khi đến thời điểm đối thoại định kỳ, công nhân đều vô cùng hào hứng tham gia góp ý để các đại diện trong ban chấp hành công đoàn nêu ra trước lãnh đạo. Sau mỗi kỳ đối thoại như thế, phần lớn nguyện vọng của công nhân đều được thực hiện.

Kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên bị suy giảm khả năng lao động

Kiều Vũ |

38 đoàn viên, người lao động không may bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động trong ngành Xây dựng Hà Nội đã được đi nghỉ. Kỳ nghỉ dưỡng sức này do Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Nhà nghỉ Công đoàn Hà Nội thực hiện.

Công ty tổ chức khám sức khỏe đầu vào giúp công nhân tiết kiệm chi phí

Mạnh Cường |

Để sàng lọc người lao động, đồng thời tiết kiệm chi phí cho công nhân khi nộp hồ sơ vào làm việc, nhiều công ty đã thực hiện khám sức khỏe đầu vào mỗi năm ít nhất hai lần.