Công nhân áp dụng công nghệ để tăng thu nhập

Mạnh Cường |

Tiện lợi, không cần nhiều thời gian, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, nhiều công nhân đã tận dụng để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống tốt hơn.

Chị Phạm Thu Hồng (28 tuổi) công nhân tại Vĩnh Phúc cho biết, hai tháng nay công ty ít việc nên tối nào chị cũng tranh thủ livestream bán mỹ phẩm trên mạng xã hội TikTok.

“Trước đây, đi làm về, tắm giặt, ăn uống và dạy con học xong đã hơn 21h nên tôi không thể làm thêm được gì. Nhưng từ khi công ty ít việc, 20h tối mọi việc hoàn thành xong hết, tôi đã tranh thủ quay video, livestream bán hàng, mỗi tháng cũng được gần 2 triệu đồng tiền hoa hồng” - chị Hồng cho biết.

Do chưa có vốn nên chị Hồng chọn phương thức bán hàng dạng tiếp thị liên kết. Chị Hồng chỉ cần mua một bộ sản phẩm của nhà cung cấp để dùng hàng ngày và quay video trải nghiệm hoặc tự sản xuất các video gắn giỏ hàng và sản phẩm để đăng bán.

Mỗi bộ mỹ phẩm bán ra thành công trị giá 1,7 triệu đồng nữ công nhân được nhà cung cấp trả hoa hồng 8% (136.000 đồng). Mỗi ngày, chị Hồng tranh thủ dành 1h buổi tối để quay video bán hàng. Sắp tới, chị Hồng dự định sẽ liên kết với nhiều nhà cung cấp khác, mua thêm các thiết bị hỗ trợ quay dựng video bắt mắt hơn để tăng doanh thu bán hàng.

Chị Nguyễn Thị Giang (24 tuổi) - nữ công nhân với lợi thế ngoại hình và làn da đẹp nên đã lựa chọn nhập mỹ phẩm Hàn Quốc về bán kiếm thêm thu nhập. Để có nhiều lợi nhuận, chị Giang quyết định trở thành đại lý của nhãn hàng, nhập về 10 bộ sản phẩm.

Một buổi livestream bán hàng của chị Giang. Ảnh: Mạnh Cường.
Một buổi livestream bán hàng của chị Giang. Ảnh: Mạnh Cường.

Sau gần 2 tháng kiên trì quay video cùng với sự giúp đỡ của chồng và đội nhóm, chị Giang đã thu hồi được vốn ban đầu. Các tháng gần đây trung bình mỗi ngày nữ công nhân kiếm thêm được 100.000 đến 150.000 đồng.

“Khách hàng của tôi chủ yếu là người quen dùng trước. Sau khi dùng thấy sản phẩm tốt thì họ giới thiệu cho người khác. Mỗi ngày tôi tranh thủ khoảng 1 tiếng buổi tối để quay video rồi đăng lên các hội nhóm trên Facebook. Sắp tới tôi dự định sẽ đăng lên cả sàn thương mại điện tử và TikTok để tăng doanh thu” - chị Giang cho hay.

Công nhân là hơi Phạm Đức Quang (24 tuổi) chia sẻ: “Ban đầu chỉ quay video giải trí thỏa mãn đam mê nhưng sau thấy mọi người khen hay, đẹp nên tôi đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị để trở thành Youtuber chuyên nghiệp”.

Theo anh Quang, lúc còn đang đi làm, cuối tuần nào anh cũng tranh thủ quay các video hoạt động dân dã hàng ngày. Phổ biến như làm diều sáo, nấu ăn, thử thách bơi qua sông, bắt cá…

“Đọc bình luận thấy mọi người yêu cầu các thử thách nên tôi đã thực hiện theo. Tuy nhiên, tôi chỉ thực hiện các thử thách trong khả năng và đúng quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục. Đây cũng là các video nhiều lượt xem nhất trên kênh của tôi hiện tại” - anh Quang cho hay.

Vì vậy, nam công nhân đã quyết định dùng 50 triệu đồng tiền tiết kiệm mua sắm máy ảnh, flycam, máy tính để quay video chuyên nghiệp hơn. Chia sẻ về thu nhập anh Quang tiết lộ, thời gian đầu lúc vừa đi làm vừa quay video, ít người đăng ký kênh nên thu nhập khá thấp chỉ khoảng 3 triệu/tháng.

Youtuber - nghề tay trái nhưng giúp anh Quang kiếm thêm nhiều thu nhập trang trải cuộc sống. Ảnh: NVCC.
Youtuber - nghề tay trái nhưng giúp anh Quang kiếm thêm nhiều thu nhập trang trải cuộc sống. Ảnh: NVCC.

Đến bây giờ, kênh Youtube của anh Quang đã có hơn 30.000 người đăng ký. Video càng nhiều lượt xem anh Quang càng có nhiều tiền từ việc cho phép quảng cáo trên video và chèn thông tin bán diều sáo. Mỗi tháng mang về cho nam công nhân thu nhập hàng chục triệu đồng. Vì thế, anh Quang cũng đã quyết định thôi việc ở công ty để tập trung thời gian làm video.

Tuy nhiên, anh Quang khuyên công nhân không nên nghỉ ngang công việc nếu như chưa thực sự sẵn sàng. Bởi đây là rủi ro rất lớn nếu lựa chọn vội vàng. Theo anh Quang, chỉ khi nào công việc tay trái thực sự mang về thu nhập tốt, ổn định nhiều tháng mới nên nghỉ công việc chính để theo đuổi.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Công bố danh sách 64 doanh nghiệp dự kiến được xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" năm 2023

BTC |

Giải thưởng "Doanh nghiệp vì Người lao động" là sự kiện chính trị xã hội uy tín do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Bao Lao Động tổ chức liên tục từ năm 2014 tới nay.

Tiến hành chấm điểm Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp vì người lao động 2023"

Thanh Hà |

Ban tổ chức Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động" 2023 đã tiến hành thành lập Hội đồng chấm điểm và tổ chức chấm điểm các hồ sơ tham dự Bảng xếp hạng năm 2023 bắt đầu từ ngày 29.05.2023. 

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

BTC |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05.2023. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Công bố danh sách 64 doanh nghiệp dự kiến được xếp hạng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" năm 2023

BTC |

Giải thưởng "Doanh nghiệp vì Người lao động" là sự kiện chính trị xã hội uy tín do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI), giao cho Bao Lao Động tổ chức liên tục từ năm 2014 tới nay.

Tiến hành chấm điểm Bảng xếp hạng "Doanh nghiệp vì người lao động 2023"

Thanh Hà |

Ban tổ chức Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp vì Người lao động" 2023 đã tiến hành thành lập Hội đồng chấm điểm và tổ chức chấm điểm các hồ sơ tham dự Bảng xếp hạng năm 2023 bắt đầu từ ngày 29.05.2023. 

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

BTC |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05.2023. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.