Người kĩ sư đóng góp nhiều sáng kiến làm lợi hàng tỉ đồng

Nam Dương |

Với đam mê và kiến thức, kĩ sư Trương Đức Thức - Trưởng nhóm bảo trì xưởng Oral, Dự án Nhà máy Củ Chi, Công ty TNHH Unilever Việt Nam - có nhiều sáng kiến, cải tiến kĩ thuật làm lợi cho doanh nghiệp hàng chục tỉ đồng và giúp cho người lao động (NLĐ) đỡ vất vả trong công việc hàng ngày.

Nâng cao hiệu quả sản xuất

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kĩ thuật Lý Tự Trọng năm 2002, anh Thức (sinh năm 1979) xin vào làm việc tại Nhà máy Củ Chi, Công ty TNHH Unilever Việt Nam. Để nâng cao kiến thức, vừa làm anh vừa tranh thủ học thêm, năm 2009 tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Điện tự động của Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Hơn 20 năm làm việc cho Công ty TNHH Unilever Việt Nam, anh Thức có rất nhiều sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp hàng chục tỉ đồng, nhưng anh vẫn tâm đắc nhất với sáng kiến “Cải tiến lắp đặt hệ thống robot chất thùng thành phẩm lên kệ kê hàng (pallet), tăng sản lượng, giảm sức lao động của con người”.

Kĩ sư Trương Đức Thức (bìa trái) trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Ảnh: Đức Long
Kĩ sư Trương Đức Thức (bìa trái) trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Ảnh: Đức Long

Anh Thức kể, sau dịch COVID-19 năm 2020, nhu cầu sử dụng sản phẩm tẩy rửa để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 tăng rất cao. Lãnh đạo công ty đặt ra yêu cầu cho khối nhà máy là đáp ứng sản lượng tăng đột biến và giảm sự lệ thuộc vào con người trong các khâu sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh, đảm bảo nhà máy vẫn sản xuất ổn định trong mọi tình huống. Khi đó, một dây chuyền một phút cho ra 40 thùng sản phẩm, mỗi thùng nặng khoảng 17-18 kg. Trung bình một ca sản xuất, một NLĐ phải chất 20 tấn sản phẩm lên pallet và cần 9 NLĐ để làm việc. Tuy nhiên lượng lao động không cố định dẫn đến sản lượng không ổn định.

Quan sát thấy công việc của các công nhân rất vất vả, anh Thức nảy ra sáng kiến chế tạo Robot để làm thay công việc này. Các thiết bị của nhà máy hiện đại, quy trình công nghệ khép kín, chặt chẽ nên không dễ thuyết phục lãnh đạo chấp nhận sáng kiến. Nhưng bằng kiến thức của mình từ thực tiễn công việc và những sáng kiến đã được thực hiện trước đó, anh Thức kiên trì thuyết phục và may mắn được lãnh đạo trực tiếp ủng hộ.

Sau vài tháng nghiên cứu, chế tạo, anh và các đồng nghiệp thực hiện thành công dây chuyền tự động hóa hoàn toàn từ chiết rót, đóng gói và chất sản phẩm lên pallet, giảm bớt sự nặng nhọc trong các khâu sản xuất, giảm chi phí nhân công, đặc biệt tăng tính ổn định cho nhà máy trong thời kỳ dịch bệnh và mọi tình huống tương lai. Chỉ riêng sáng kiến này, đã làm lợi, tiết kiệm cho doanh nghiệp trên 3,2 tỉ đồng và hiện đang được áp dụng cho toàn Nhà máy Củ Chi.

Một lo ngại khi áp dụng hệ thống robot này thì những công nhân làm việc ở công đoạn này sẽ có nguy cơ mất việc làm. Để giải quyết hậu quả không mong muốn này, anh Thức đã đề nghị và góp phần đào tạo lại nghề cho công nhân. Họ có khả năng vận hành máy ở các bộ phận khác, chính vì vậy không có ai bị mất việc mà còn có mức lương cao hơn.

Mong đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp

Ngoài sáng kiến trên, anh Thức còn có rất nhiều sáng kiến khác như sáng kiến cải tiến hệ thống chiết rót và dẫn chai để tăng 90% công suất máy ở dây chuyền sáng tạo mới ở phân xưởng Vim Home Care Liquid. Sáng kiến cải tiến này tăng sản lượng của sản phẩm Vim từ 60 chai/phút lên 110 chai/phút và góp phần tự động hóa, giảm sức lao động của nhân viên, hạn chế làm việc trong môi trường độc hại. Sáng kiến này tiết kiệm, làm lợi cho công ty trên 2,7 tỉ đồng.

Hay như sáng kiến cải tiến giảm 95% lượng sản phẩm nước xả vải Comfort xả ra nước thải từ các dây chuyền đóng gói của phân xưởng Home Care Liquid, góp phần giảm được 95% lượng sản phẩm còn trong đường ống thải ra phải xử lý, làm giảm chi phí hóa chất xử lý nước thải, bùn thải của Nhà máy Củ Chi, tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp gần 2 tỉ đồng/năm…

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Tặng sổ tiết kiệm cho đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo

Nam Dương |

TPHCM - Tổng kinh phí LĐLĐ Quận 5 chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong ngày khai mạc “Tháng Công nhân” là 76 triệu đồng.

Trao tặng 20 căn “Mái ấm công đoàn” trị giá 1 tỉ đồng

Văn Sỹ |

Liên đoàn Lao Động tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2023. Theo ông Nguyễn Văn Bảy - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang - trong Tháng Công nhân năm 2023, Hậu Giang thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của công nhân, lao động trên địa bàn.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

BTC |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05.2023. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tặng sổ tiết kiệm cho đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo

Nam Dương |

TPHCM - Tổng kinh phí LĐLĐ Quận 5 chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong ngày khai mạc “Tháng Công nhân” là 76 triệu đồng.

Trao tặng 20 căn “Mái ấm công đoàn” trị giá 1 tỉ đồng

Văn Sỹ |

Liên đoàn Lao Động tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2023. Theo ông Nguyễn Văn Bảy - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang - trong Tháng Công nhân năm 2023, Hậu Giang thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của công nhân, lao động trên địa bàn.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

BTC |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05.2023. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.