Đây là Chương trình tìm kiếm, vinh danh các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, quan tâm tới đời sống người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và lợi ích xã hội nhằm tiến tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập và phát triển.
Chương trình gồm Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” (tổ chức 5 năm/ lần) và Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” (tổ chức hàng năm).
Qua 8 kỳ xếp hạng, 2 kỳ Giải thưởng, chương trình đã tạo được hiệu ứng xã hội sâu sắc, thu hút được sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người lao động; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Chương trình đã xếp hạng 511 lượt doanh nghiệp, tặng Bằng khen của các cơ quan tổ chức chương trình tới 206 doanh nghiệp, 23 doanh nghiệp được nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động”, 20 doanh nghiệp đuợc nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
I. Đối tượng:
Tất cả các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên, hội đủ các yếu tố sau đều có thể đăng ký tham dự chương trình:
– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo việc làm ổn định, chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác cho người lao động;
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
- Đã xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, hàng năm ra soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật và nghị quyết Hội nghị người lao động (nếu có);
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm vệc, đã ban hành các quy chế và văn bản khác liên quan trực tiếp đến người lao động;
- Thường xuyên quan tâm đầu tư, cải thiện môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp;
- Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả;
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chấp hành đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu, nộp khác theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động…;
– Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển;
– Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động;
– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Thực hiện nghiêm các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhân và doanh nghiệp.
– Tự nguyện gửi hồ sơ đăng ký tham dự chương trình
II. Thời gian:
- Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” được trao 5 năm/lần.
- Xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” được thực hiện hàng năm.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ và xét chọn:
– Doanh nghiệp gửi hồ sơ tham dự chương trình từ ngày 15.03.2024 đến ngày 08.05.2024 về Ban Tổ chức chương trình (qua email: bxhdoanhnghiep.laodong@gmail.com và bưu điện).
– Sơ khảo: Doanh nghiệp đăng ký tham dự và gửi hồ sơ trực tiếp về Ban tổ chức Chương trình hoặc thông qua LĐLĐ Tỉnh, Thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn các Khu công nghiệp,...
– Chấm điểm chi tiết
– Khảo sát, lấy ý kiến hiệp y các LĐLĐ tỉnh, thành phố/CĐ ngành trung ương; các Sở Lao động – Thương binh và xã hội địa phương và các phương tiện truyền thông:
– Hội đồng xét hạng họp quyết định danh sách doanh nghiệp được xếp hạng 2024 và dự kiến Doanh nghiệp được nhận giải thưởng:
- Khảo sát các doanh nghiệp dự kiến lọt vào BXH Doanh nghiệp Tiêu biểu vì Người lao động 2024
– Lễ vinh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2024: Dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng 6/2024 tại Hà Nội
III. Cách thức đăng ký tham gia:
3.1. Doanh nghiệp hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm:
– Phiếu đăng ký tham gia của doanh nghiệp (theo mẫu)
– Bảng điểm tự đánh giá (theo Bộ Tiêu chí do Ban Tổ chức chương trình ban hành): tải tại đây
– Các hồ sơ chứng minh phần điểm tự đánh giá
– Công văn giới thiệu của LĐLĐ tỉnh/ thành phố hoặc Công đoàn ngành Trung ương (nếu có)
3.2. Doanh nghiệp gửi hồ sơ nói trên về Ban Tổ chức chương trình:
- Gửi bản mềm qua email (file *.PDF) về địa chỉ bxhdoanhnghiep.laodong@gmail.com, đồng thời nhập đăng ký online và gửi bản cứng về Ban Tổ chức chương trình theo địa chỉ cuối quy chế này.
- Thư ký của chương trình sẽ trả lời và trao đổi các thắc mắc của Doanh nghiệp qua địa chỉ email của chương trình
3.3. Ban Tổ chức thông báo công khai tại website: https://bxh.laodong.vn/ của chương trình các thông tin sau:
- Quy chế Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động”
- Mẫu Đăng ký tham dự chương trình
- Bộ Tiêu chí đánh giá “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động 2024
- Các thông tin doanh nghiệp cần biết khi tham dự chương trình
- Danh sách các doanh nghiệp được chọn qua từng vòng
3.4. Khi doanh nghiệp được lựa chọn xếp hạng hàng năm và được trao tặng Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” (5 năm/lần), Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo chính thức bằng văn bản của Ban Tổ chức chương trình và nhận được giấy mời tham dự các sự kiện của chương trình như Họp báo, Tọa đàm, Giao lưu, Lễ Vinh danh…
IV. Tiêu chí xét chọn
4.1. Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí khắt khe do các chuyên gia về lao động và công đoàn xây dựng. Nó đảm bảo phán ánh sâu sát tình hình thực tế sử dụng và đãi ngộ người lao động của doanh nghiệp trên các khía cạnh thu nhập, đào tạo, môi trường làm việc, các phúc lợi xã hội và các hoạt động bồi dưỡng thể chất cũng như tinh thần của người lao động.
Bộ tiêu chí gồm 2 phần.
* Phần A: Điều kiện “cần” để các doanh nghiệp được xem xét, chấm điểm: (1) Thu nhập người lao động tăng; (2) không nợ /chậm lương; (3) không nợ thuế, (4) không nợ BHXH, (5) Có tổ chức Công đoàn, (6) Không có đình công.
* Phần B: Điều kiện “đủ” gồm 9 chỉ tiêu lớn, chia thành nhiều tiêu chí nhỏ, với điểm chuẩn là 100 điểm; chú trọng đặc biệt đến tình hình thực hiện các nội dung về lao động của doanh nghiệp gồm: Lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chế độ bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động; Đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; Đào tạo, phát triển năng lực người lao động…
Bộ tiêu chí dành điểm đặc biệt đối với các doanh nghiệp thực hiện ưu đãi cho người lao động hơn quy định của pháp luật.
(Kèm theo Bộ tiêu chí đánh giá).
4.2. Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” lựa chọn các doanh nghiệp xuất sắc nhất trong số các doanh nghiệp được xếp hạng trong 5 năm gần nhất trên cơ sở xem xét các điểm đặc biệt, nổi bật của doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống CNLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điểm ưu tiên đặc biệt dành cho các doanh nghiệp được xếp hạng 5 năm liên tiếp hoặc doanh nghiệp có thành tích đặc biệt xuất sắc, nổi trội trong chăm lo quyền lợi của người lao động, được Hội đồng công nhận.
V. Quy trình xét chọn: Vòng công việc phương thức
1. Sơ loại:
Xem xét các yếu tố cơ bản của Doanh nghiệp, xem xét trên các tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Thu nhập NLĐ tăng
- Không nợ lương/chậm lương
- Không nợ BHXH
- Không nợ thuế
- Có tổ chức Công đoàn
- Không có đình công
* Các doanh nghiệp không đáp ứng 1 trong các tiêu chí nêu trên sẽ bị loại
2. Chấm điểm xem xét các yếu tố chi tiết của doanh nghiệp:
- Chia làm 4 nhóm chấm điểm, tổ chức chấm chéo toàn bộ các hồ sơ lọt vào vòng 2. Mỗi nhóm gồm 2 người ở 2 tổ chức khác nhau. Mỗi hồ sơ đều đảm bảo có 2 nhóm chấm độc lập.
- Thư ký BXH tổng hợp lại kết quả cuối cùng; Chọn các doanh nghiệp có số điểm cao nhất vào vòng 3
3. Hiệp y các DN lọt vào vòng 3 được gửi lấy ý kiến của Cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, Công đoàn và các phương tiện truyền thông. (Mỗi doanh nghiệp đều được các đơn vị cho ý kiến độc lập):
- Hệ thống thanh tra các Sở LĐTBXH địa phương
- Hệ thống Liên đoàn Lao động địa phương và Công đoàn ngành
- Các DN cũng được công khai lấy ý kiến trong nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng. Các Doanh nghiệp có ý kiến trái chiều sẽ được Hội đồng xem xét cụ thể trước khi quyết định.
- Ban Tổ chức có thể thực hiện khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp nếu thông tin tại hồ sơ do Doanh nghiệp cung cấp chưa đầy đủ.
*Các doanh nghiệp không đạt được hiệp y của một trong những đơn vị trên sẽ bị loại
4. Xét hạng Hội đồng quyết định
- Chọn các DN xuất sắc hàng năm đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động VN, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tặng bằng khen.
- Chọn các DN xuất sắc tiêu biểu trong 5 năm gần nhất để tặng giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động”.
VI. Quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia chương trình
- Các doanh nghiệp được xếp hạng hàng năm được nhận kỷ niệm chương của Chương trình và Chứng nhận xếp hạng của Ban Tổ chức.
- 30 doanh nghiệp xuất sắc trong Bảng xếp hạng ở từng lĩnh vực sẽ được tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- Các doanh nghiệp được xếp hạng nhiều năm liên tục, hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc, nổi trội, có cơ hội được trao tặng Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”.
- Lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động 2024” dự kiến được tổ chức vào tháng cuối tháng 6.2024 tại Hà Nội; truyền hình trực tiếp trên laodong.vn. Các doanh nghiệp nhận giải thưởng và xếp hạng được mời lên sân khấu nhận Bằng khen và kỷ niệm chương của chương trình.
- Các doanh nghiệp được xếp hạng và được giải thưởng sẽ được mời tham gia Câu lạc bộ “Doanh nghiệp vì Người lao động” với các quyền lợi truyền thông, tuyển dụng, trao đổi kinh nghiệm… trong suốt 01 năm kể từ khi được vinh danh.
- Các doanh nghiệp được xếp hạng được Ban Tổ chức quảng bá, truyền thông trên Báo Lao Động (bản in/bản điện tử), mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
– Các doanh nghiệp đăng ký tham dự chương trình không phải nộp bất cứ một khoản phí/lệ phí nào cho Ban Tổ chức.
– Các doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác hồ sơ của mình.
– Các doanh nghiệp phải cam đoan đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, BHXH, các nghĩa vụ với người lao động và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với địa phương.
- Các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp tối đa với Ban Tổ chức chương trình trong việc tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật lao động ở doanh nghiệp (nếu có).
VII. Các quy định khác
– Ban tổ chức không tiếp nhận hồ sơ gửi muộn hơn quy định. Hồ sơ đã cung cấp cho Ban Tổ chức sẽ không được hoàn lại.
– Ban tổ chức sẽ thu hồi bằng khen/phần thưởng/kỷ niệm chương đối với trường hợp phát hiện không trung thực hoặc vi phạm bản quyền.
– Các trường hợp có đơn kiến nghị/khiếu nại gửi tới Ban Tổ chức trước Lễ vinh danh, doanh nghiệp có thể được bảo lưu kết quả bình chọn cho tới khi giải quyết xong đơn kiến nghị/khiếu nại.
– Doanh nghiệp, tổ chức có thể tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình, tải Quy chế chương trình. mẫu Đơn đăng ký tham dự, Bộ tiêu chí… tại trang web chính thức của chương trình dưới đây.
Đầu mối hỗ trợ thông tin:
CHƯƠNG TRÌNH “DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU VÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG”
BÁO LAO ĐỘNG - Số 6 Phạm Văn Bạch, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
ĐT: 024. 38252441 – Fax: 024.35332816
Email: bxhdoanhnghiep.laodong@gmail.com.
Website: https://bxh.laodong.vn/
Giám đốc chương trình: Nhà báo Lê Thanh Uyên - 0932311012
Thư ký chương trình Vũ Thị Thanh Hà - 098.468.7093
Thư ký chương trình Nguyễn Thị Thúy - 0915219917